Tiểu sử Lưu_Thiếu_Kỳ

Thiếu niên

Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có ở Hồ Nam, quê hương tổ tiên của ông nằm ở huyện Cát Thủy, Giang Tây.

Năm 1920, ông và Nhậm Bật Thời gia nhập Đoàn Thanh niên Xã hội chủ nghĩa; năm sau, Ông theo học tại trường Đại học Quốc tế cộng sản phương đông ở Matxcova.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khi mới được thành lập vào năm 1921. Năm sau ông trở về Trung Quốc, và là thư ký của Liên đoàn Lao động Trung Quốc dẫn đầu một số cuộc đình công của công nhân đường sắt, tại Thung lũng Dương Tử và Giang Nguyên ở Giang Tây..

Các hoạt động chính trị

Năm 1925, Ông trở thành thành viên của Ủy ban điều hành lao động Trung Quốc tại Quảng Châu. Trong hai năm tiếp theo, ông đã lãnh đạo nhiều chiến dịch chính trị và các cuộc đình công tại Hồ Bắc và Thượng Hải. Ông làm việc với Lý Lập Tam ở Thượng Hải vào năm 1925, tổ chức hoạt động cộng sản sau sự kiện tháng 5 năm 1925. Sau khi làm việc ở Thượng Hải, Ông đến Vũ Hán. Ông bị bắt giữ một thời gian ngắn ở Trưởng Sa, Hồ Nam và sau đó trở về Quảng Châu để giúp tổ chức cuộc đình công ở Hồng Kông kéo dài 16 tháng.

Ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng năm 1927, và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Lao động. Ông trở lại làm việc tại trụ sở Đảng tại Thượng Hải vào năm 1929, và được giữ chức Bí thư Đảng ủy Mãn châu ở Phía bắc. Năm 1930 và 1931, ông tham dự Đại hội lần thứ ba và thứ tư của Ủy ban Trung ương lần thứ sáu, và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương (tức là Bộ chính trị) năm 1931 hoặc 1932. Sau đó, năm 1932, ông rời Thượng Hải và đi Giang Tây.

Lãnh đạo cấp cao

Ông trở thành Bí thư Tỉnh Phúc Kiến vào năm 1932. Ông tham gia Vạn lý trường chinh vào năm 1934 và Hội nghị Tuân Nghĩa vào năm 1935, nhưng sau đó được gửi đến cái gọi là "Vùng trắng" (các vùng do Quốc dân đảng kiểm soát) để tổ chức lại các hoạt động ngầm ở miền bắc Trung Quốc, tập trung ở xung quanh Bắc KinhThiên Tân. Ông trở thành Bí thư Đảng ở Bắc Trung Quốc năm 1936, dẫn đầu phong trào chống Nhật Bản trong khu vực đó với sự hỗ trợ của Bành Chân, An Ziwen, Bạc Nhất Ba, Ke Qingshi, Liu Lantao và Diêu Y Lâm. Ông điều hành Cục đồng bằng miền Trung năm 1939; và, vào năm 1941 là Cục Trung ương Trung Quốc. Một số nguồn tin Nhật Bản cho rằng các hoạt động của tổ chức của ông đã gây ra sự cố cầu Marco Polo vào tháng 7 năm 1937, khiến Nhật Bản là lý do để khởi động Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai.

Năm 1937, Ông đi đến căn cứ cộng sản tại Diên An năm 1941, ông trở thành ủy viên chính trị của Bát lộ quân thứ tư mới. Ông được bầu làm một trong năm bí thư của CPC tại Đại hội Đảng lần thứ 7 năm 1945. Sau Đại hội đó, ông trở thành lãnh tụ tối cao của tất cả các lực lượng Cộng sản ở Mãn Châu và miền bắc Trung Quốc.

Ông trở thành Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương năm 1949. Năm 1954, Trung Quốc đã thông qua một hiến pháp mới tại Đại hội Nhân dân Quốc gia đầu tiên (NPC); tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội, ông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, một chức vụ ông giữ cho đến khi NPC lần thứ hai vào năm 1959. Từ năm 1956 cho đến khi ông bị loại bỏ vào năm 1966, ông được xếp làm Phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Công việc của Ông là tập trung vào các vấn đề về tổ chức và lý thuyết của đảng. Ông là một người Cộng sản theo phong cách Xô viết chính thống, và ủng hộ kế hoạch nhà nước và sự phát triển của ngành công nghiệp nặng. Ông xây dựng dựa trên niềm tin chính trị và kinh tế của mình trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm: Làm thế nào để trở thành một người cộng sản tốt (1939), Đảng (1945), và chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc (1952).

Chủ tịch

Ông đã rất mạnh mẽ ủng hộ công cuộc Đại nhảy vọt tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII tháng 5 năm 1958. Tại Đại hội này, Ông cùng với Đặng Tiểu BìnhBành Chân ủng hộ các chính sách của Mao chống lại quan điểm của Trần VânChu Ân Lai.

Giai đoạn Đại Nhảy Vọt bắt đầu, Lưu tuy có sự bất mãn, nhưng trên hành động vẫn phải thuận theo chỉ đạo của Mao. Khi Nạn Đói Lớn xảy ra, Bành Đức Hoài lớn tiếng chỉ trích Mao tại hội nghi Lư Sơn, Lưu khi ấy vừa mới làm chủ tịch nước đã chọn im lặng, không đứng cùng phía với Bành.

Nhưng trong tâm Lưu càng lúc càng cảm thấy bất an. Đầu năm 1961, ông biết cả nước đã đói chết hơn 30 triệu người. Vào tháng 4, tháng 5 năm đó, ông về đến quê nhà ở Hồ Nam thị sát. Chuyến về quê lần này, ông tận mắt nhìn thấy khổ nạn tột cùng của nhân dân, tạo ra những xung đột tâm lý to lớn cho Lưu, ông hạ quyết tâm cần phải nghĩ cách ngăn cản Mao. Sau khi về đến Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ nói trong hội nghị công tác Trung ương: “Tôi thấy đã đến lúc rồi, không thể tiếp tục như vậy thêm được nữa”.

Xung đột với Mao

Ông được thừa nhận là người kế vị được Mao chọn vào năm 1961, tuy nhiên, vào năm 1962, sự chống đối của ông đối với các chính sách của Mao đã khiến Mao không tin ông. Sau khi Mao thành công trong việc khôi phục lại uy tín của mình trong những năm 1960, sự thất thế của Lưu đã "không thể tránh khỏi".

Mâu thuẫn giữa Mao và Lưu bắt đầu phát sinh từ đầu năm 1962. Mao đã nói có lần nói với quan khách nước ngoài rằng, ông phát hiện ra "Lưu có vấn đề".

Trước đó, tại Hội nghị trung ương mở rộng tháng 1/1962 với sự tham gia của hơn bảy nghìn người nên còn gọi là "Đại hội 7000 người", Lưu Thiếu Kỳ đưa ra ý kiến "công kích" Mao Trạch Đông về kế hoạch Đại nhảy vọt. Điều này khiến Mao vô cùng bất mãn và khơi mào cho mâu thuẫn giữa hai nhân vật quyền lực của Trung Quốc.

Mâu thuẫn Mao, Lưu tiếp tục bùng phát khi hai ông bất đồng quan điểm về phong trào Tứ thanh. Đây là phòng trào vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội được triển khai trên toàn quốc Trung Quốc từ năm 1963 đến năm 1966.

Tiếp đến tại một hội nghị công tác vào ngày 26/12/1964, nội bộ Đảng quyết định, Mao Trạch Đông sẽ lùi về, "nhường đất" cho Lưu Thiếu Kỳ chủ trì công tác. Mao đã tức giận nói rằng, "có người trèo lên đầu tôi rồi".

Đến năm 1966, do mâu thuẫn quan điểm về phong trào Đại cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã mở một hội nghị trung ương nhằm chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và quyết định cho Lâm Bưu thay thế vị trí của Lưu.

Bất kể các nguyên nhân nào khác, Cách mạng Văn hóa được tuyên bố năm 1966, là công khai ủng hộ Chủ nghĩa Mao, và đã cho Mao quyền lực và ảnh hưởng để thanh trừng kẻ thù chính trị của mình ở cấp cao nhất của chính phủ.

Trong cả nền chính trị và văn hóa Trung Quốc, Mao đã tự coi mình là tối cao, trừng phạt bất cứ điều gì Mao nghi ngờ chống lại ông và chỉ đạo quần chúng và Hồng vệ "để tiêu diệt hầu như tất cả các tổ chức nhà nước và đảng". Sau khi Cách mạng Văn hóa được công bố, hầu hết các thành viên cao cấp nhất của CPC, người đã lên tiếng chống đối Mao, kể cả Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình cùng với nhiều người khác, bị tố cáo là "những người đi làm tư bản". Lưu được dán nhãn là một "kẻ phản bội" và "người làm tư bản lớn nhất trong Đảng"; ông bị thay thế chức Phó Chủ tịch Đảng bởi Lâm Bưu vào tháng 7 năm 1966. Năm 1967, Ông và vợ, Vương Quang Mỹ bị quản thúc tại gia tại Bắc Kinh.

Tại Hội nghị Trung ương 12 khoá 8 Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Bắc Kinh từ 13 đến 31/10/1968 do Mao Trạch Đông chủ trì, đã thông qua báo cáo thẩm tra về “tội ác” của Lưu Thiếu Kỳ do Giang Thanh đệ trình. Dưới sức ép của Mao và Lâm Bưu, bằng cách giơ tay biểu quyết, hội nghị “nhất trí thông qua nghị quyết vĩnh viễn khai trừ Ông ra khỏi Đảng”. Sau đó, Ông bị bắt giam và đấu tố như một kẻ “phản đồ”, “nội gian”, “tay sai của đế quốc xét lại, Quốc dân đảng”,…

Bị giam giữ, mất và được phục hồi danh dự

Ngày 18/12/1966, tổ chuyên án thẩm vấn Lưu Thiếu Kỳ chính thức được thành lập. Buổi chiều cùng ngày, những biểu ngữ "Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ" được dán khắp đường phố Bắc Kinh.

Đến khoảng giữa tháng 1/1967, một nhóm Hồng vệ binh xông vào nhà Lưu, ép ông phải đọc thuộc những lời phát biểu của Mao, nếu không thuộc tức "không trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông".[cần dẫn nguồn]

Tối ngày 18/7/1967, dưới sự chỉ đạo của Giang Thanh, nhóm Hồng vệ binh tập hợp hàng vạn quần chúng tổ chức đấu tố Lưu Thiếu Kỳ.

Bên ngoài Trung Nam Hải, hàng vạn người tụ tập, phát loa inh tai kêu gọi: "Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ!". Bên trong Trung Nam Hải, hai nhóm Hồng vệ binh lần lượt lôi Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ đến hai cuộc đấu tố khác nhau.

Ông đã bị từ chối cho chữa bệnh vì bệnh tiểu đường và viêm phổi mà ông bị khi bị bắt. Ông cuối cùng đã được điều trị chỉ khi Giang Thanh sợ rằng Ông sẽ chết; Giang Thanh mong muốn Ông còn sống để phục vụ như một "mục tiêu sống" trong Đại hội Đảng lần thứ IX năm 1969.

Sau Đại hội “Hồng vệ binh” đưa Lưu từ Trung Nam Hải tới giam tại một nhà tù ở phủ Khai Phong, Hà Nam. Sau khi đến Khai Phong được gần một tháng, do tuổi cao sức yếu, lại bị giày vò về tinh thần, Lưu Thiếu Kỳ tắt thở vào sáng 13/11/1969.

Người vệ sĩ của Lưu vào nhà ngục thăm ông, nhìn xuống dưới đất, thấy thủ trưởng của mình đã tắt thở, mặt mũi biến dạng, hàm dưới có vết máu. Người vệ sĩ cắt bớt mớ tóc dài bạc trắng, cạo râu và mặc cho ông bộ quần áo và đôi giày vải bình thường. Đêm ngày hôm sau, ngày 14/11/1969, thi hài Lưu, đầu và mặt bọc kín trong tấm vải trắng, được khiêng lên chiếc xe đưa đi hỏa táng.

Tuy nhiên, do xe quá ngắn, hai chân lòi ra ngoài khoang xe. Đúng 0h5′ ngày 15/11/1969, “xe linh cữu” chuyển bánh đi vào lò hỏa thiêu.

Trên giấy tờ làm thủ tục hỏa thiêu cho Lưu Thiếu Kỳ, viết: Họ tên: Lưu Vệ Hoàng; nghề nghiệp: vô nghề nghiệp; nguyên nhân chết: chết bệnh; người nhà ký tên: con trai Lưu Nguyên.

Mãi 11 năm sau đó, tới năm 1980, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới quyết định phục hồi danh dự và tất cả các chức vụ trong đảng cho Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 17/5 năm đó, lễ truy điệu Lưu Thiếu Kỳ được tổ chức tại Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình đã tới đọc điếu văn, cả nước treo cờ rủ, ngừng toàn bộ hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên, có lẽ, lễ truy điệu đình đám ấy vẫn không thể khiến vị Chủ tịch nhà nước Trung Quốc một thời có thể ngậm cười nơi chín suối.